Khi đó, tổng vốn của vợ chồng chị Giang là hơn 100 Man (khoảng 215 triệu đồng). Với số vốn này, họ không thể mở nhà hàng do chi phí thuê địa điểm đắt đỏ, trung bình khoảng 600 - 1000 Man (khoảng 1,2 - 2,1 tỷ. Họ quyết định tìm hiểu quy định về việc bán hàng trên xe lưu động.
Chị Giang cho hay, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với xe bán lưu động và việc chế biến đồ ăn trên xe sẽ ngặt nghèo hơn nhà hàng, do đó chọn bánh mì cũng là lựa chọn thích hợp hơn so với nem hay phở.
"Khi ấy, tại Nhật Bản nhiều người chưa biết tới bánh mì. Chúng mình hy vọng giới thiệu bánh mì tới nhiều người Nhật hơn nữa", chị Giang chia sẻ.
Cặp đôi tự tìm hiểu trên internet để chọn mua xe, thiết kế và lắp đặt thiết bị, sau đó đăng kí giấy phép kinh doanh, địa điểm bán hàng...
Những ngày đầu bán bánh mì trên xe lưu động là kỷ niệm khó quên với cặp vợ chồng Việt.
Chị Giang kể: “Khi mới khởi nghiệp, mình đăng ký bán hàng tại lễ hội hoa anh đào. Hai vợ chồng kì vọng sẽ chạy hàng nhưng sự thật là "cú sốc", hàng ế dài. Bởi, người Nhật Bản có thói quen tự chuẩn bị sẵn đồ ăn và mang tới công viên vừa ngắm hoa vừa thưởng thức bên người thân, bạn bè".
Sau lần thất bại đó, vợ chồng chị Giang tìm hiểu kĩ hơn về thói quen của khách hàng để có phương án phục vụ hợp lý.
Thời gian đầu, vợ chồng chị Giang, anh Phước cũng gặp khó khăn trong việc quản lý vốn và xử lý hàng tồn. Lượng khách chưa ổn định và tính toán thiếu hợp lý khiến họ dư thừa nhiều nguyên liệu mỗi ngày.
Thời gian này anh, chị phải vay mượn từ gia đình để trang trải các khoản chi phí. Để khắc phục tình trạng trên vợ chồng anh Phước thử nhiều menu, vị trí bán hàng khác nhau để nắm được thói quen ăn và cách thức quảng cáo đến đúng khách cần.
Việc kinh doanh xe lưu động tuy linh động về địa điểm nhưng lại phải đối mặt khó khăn về thời tiết. Ngày trời mưa, nắng gắt hay rét buốt, khách đều giảm hẳn, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.
"Gặp khó khăn nào hai vợ chồng lại tìm cách gỡ tới đó, quyết không bỏ cuộc. Khách tới ăn và khen ngon là chúng tôi vui cả ngày, tạo động lực để làm việc chăm chỉ hơn nữa", anh Phước tâm sự.
Trải qua gần 6 năm phát triển, vợ chồng anh Phước hiện có 3 xe bánh mì lưu động cùng một quán ăn ở Tokyo. Mỗi ngày, mỗi xe sẽ bán ở một địa điểm khác nhau thường là những ga tàu lớn, trung tâm thương mại, các khu chung cư, dưới những văn phòng đông nhân viên, … Khách muốn ăn có thể đến cửa hàng hoặc theo dõi địa điểm mà xe dừng bán theo ngày trên website.
Ngày thường cặp vợ chồng Việt bán được khoảng 400- 500 suất bánh mì và cơm hộp, còn cuối tuần thì khoảng 1000 suất. Mỗi chiếc bánh có giá từ 600-800 yên (khoảng từ 100.000 - 135.000 đồng). Đa phần khách là người Nhật Bản.
Vợ chồng anh Phước mở bán từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Vào những lễ hội, sự kiện lớn anh sẽ đăng ký vị trí bán hàng với ban tổ chức trước 1 - 3 tháng. Người bán phải cung cấp đầy đủ giấy phép cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được xét duyệt. Đây là những dịp để họ quảng bá hình ảnh bánh mì Việt Nam.
Chia sẻ những dự định sắp tới của bản thân vợ chồng anh Phước mong muốn phát triển hệ thống xe đến nhiều tỉnh, thành giúp bánh mì được người Nhật biết đến nhiều hơn nữa.
Ảnh: NVCC
" alt=""/>Vợ chồng Việt bán bánh mì giá hơn 100.000 đồng, thực khách Nhật xếp hàng muaTheo nguồn tin của PV VietNamNet, Sở Tài chính Lâm Đồng đã gửi giấy mời đại diện các sở, ngành và người đại diện pháp luật của CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt đến tham dự cuộc họp vào sáng ngày 10/4 tới đây do cơ quan này chủ trì để giải quyết các vấn đề liên quan về dự án.
Trước đó, cuối tháng 3/2024, UBND TP.Đà Lạt đã có báo cáo về tiến độ xử lý hồ sơ đấu giá của 3 cơ sở nhà, đất, trong đó có dự án King Palace.
Theo UBND TP. Đà Lạt, ngày 17/9/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án King Palace. Tuy nhiên, hiện nay, dự án vẫn hoạt động kinh doanh, đón khách du lịch bình thường.
Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng là đơn vị được giao tiếp nhận 15,8 ha đất tại dự án King Palace và lập thủ tục thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt.
Tính đến tháng 1/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đã 3 lần mời đại diện CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt để thu hồi đất và yêu cầu doanh nghiệp này bàn giao đất. Nhưng đến nay, công tác thu hồi đất vẫn chưa hoàn tất, hiện tại công ty vẫn sử dụng đất để hoạt động kinh doanh.
Về tiền hoàn trả cho nhà đầu tư, tháng 5/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất hoàn trả cho CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt hơn 58,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có văn bản kiến nghị xem xét lại.
Dinh I được một triệu phú người Pháp xây dựng năm 1929. Đây là một trong những dinh thự tại Đà Lạt của Vua Bảo Đại nên còn được gọi là Dinh Bảo Đại. Giai đoạn 1949-1955, vua Bảo Đại chọn dinh này làm tổng hành dinh khi ông làm Quốc trưởng Hoàng triều cương thổ, tức vùng Tây Nguyên ngày nay.
Năm 2014, UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương cho CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt thuê Dinh I, các biệt thự và đất trong khuôn viên để thực hiện dự án King Palace.
Mục tiêu dự án là cải tạo, phục hồi hiện trạng và xây dựng mới khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị, văn hoá phục vụ khách du lịch. Tổng diện tích ban đầu của dự án là 18,18 ha, gồm khu Dinh I rộng 1,86 ha và đất rừng cảnh quan 16,31 ha.
Ngoài cải tạo Dinh I, chủ đầu tư dự án King Palace được xây dựng mới các công trình tại khu rừng cảnh quan như: Khách sạn tối đa 200 phòng, nhà hàng tối đa 800 chỗ, 27 căn biệt thự và các công trình kỹ thuật khác. Dự án đưa vào hoạt động từ tháng 9/2015.
Tính đến tháng 12/2022, CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt cho hay đã đầu tư hơn 141 tỷ đồng vào dự án này.
" alt=""/>Lâm Đồng chỉ đạo ngừng kinh doanh Dinh Bảo Đại, xác định tiền bồi thường![]() | ![]() |
Ghi nhận PV, bên trong trụ sở UBND xã Nghi Phong ô tô đậu kín quanh khu vực sân. Bên ngoài, hàng trăm ô tô đậu nối dài 2 bên đường. Nhiều người cho biết, chưa bao giờ thấy ô tô đậu xung quanh trụ sở xã đông như thế.
Bắt đầu từ 8h sáng, nhân viên Công ty đấu giá hợp danh Quốc Tế IPA là đơn vị điều hành tổ chức đấu giá cho kiểm tra hồ sơ, thủ tục để người tham gia đấu giá bỏ phiếu từng lô đất.
Bên ngoài hội trường tổ chức phiên đấu giá, nhiều nhóm hội ý, thảo luận ghi phiếu trên nắp capo của ô tô đậu quanh trụ sở UBND xã Nghi Phong.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Gần 9h sáng, nhân viên đấu giá liên tục thông báo mang hồ sơ đến bàn để bỏ phiếu. Quá thời gian 9h ban tổ chức sẽ không nhận thêm.
Vào lúc 9h10p, một người phụ nữ chạy vào hội trường, cầm theo nhiều phong bì ghi giá các lô đất yêu cầu nộp hồ sơ. Tuy nhiên, ban tổ chức chiếu theo quy định của luật đấu giá nên không tiếp nhận hồ sơ của người phụ nữ này.
Ở phía trên hội trường, người phụ nữ này liên tục năn nỉ, xin được bỏ phiếu vì hồ sơ đã nộp trước đó. Thế nhưng, ban tổ chức đã tiến hành niêm phong thùng phiếu và tiếp tục điều hành phiên đấu giá.
![]() | ![]() |
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Công Ánh - Chủ tịch UBND xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc) cho biết, khu đất quy hoạch tại xóm 1 có 114 lô đất nhưng có 1.600 bộ hồ sơ tham gia đấu giá.
Phiên đấu giá hôm nay được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín vào thùng sắt, thực hiện xuyên buổi trưa cho đến tối cùng ngày.
Vị trí các lô đất sắp đấu giá nằm cạnh trục đường lớn liên xã, cách đại lộ 72m Vinh - Cửa Lò khoảng 1km và cách Quốc lộ 46 chừng 300m.
Diện tích khu đất được quy hoạch tổng thể là 4ha, trong đó diện tích đất ở 1,9ha (trừ hệ thống đường giao thông, nhà văn hoá, cây xanh). Hệ thống đường được thảm nhựa, các trục rộng từ 7m và 10m.
114 lô đất được đưa ra đấu giá có diện tích dao động từ 142-215m2. Giá khởi điểm các lô đất từ 9,4 triệu đồng/m2, cao nhất là 10,8 triệu đồng/m2. Tiền đặt cọc người tham gia đấu giá phải nộp 20% giá khởi điểm mỗi lô đất.
“Buổi đấu giá có số lượng hồ sơ tham gia đông nhất từ trước đến nay tại xã Nghi Phong và trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Khoảng hơn 300 ô tô đậu quanh trụ sở uỷ ban xã cũng là một con số kỷ lục” - ông Ánh thông tin.
Theo quy hoạch, xã Nghi Phong là một trong những địa phương sẽ sáp nhập vào thành phố Vinh vào cuối năm nay.
" alt=""/>Đấu giá 114 lô đất gần đại lộ Vinh